Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Nam Á. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử – Hà Nội như tên gọi ban đầu Thăng Long – đã mang theo khát vọng của một dân tộc luôn vươn lên bằng sự sáng tạo.Hà Nội – “thành phố trong sông” được bao bọc bởi 20 con sông và trên tổng diện tích 3.329 km2 (2018).
Một nền kinh tế năng động đã giúp Hà Nội đạt được GRDP 39,42 tỷ USD vào năm 2018 – với tỷ lệ tăng của ngành thương mại dịch vụ thương mại lên 74,9% trong năm 2018.
Là ngôi nhà của 7,9 triệu dân, Hà Nội là thành phố của sự đa dạng. Với hệ thống hàng nghìn di sản dày đặc, cơ sở hạ tầng văn hóa phong phú, mạng lưới 1.350 làng nghề thủ công trải khắp các phố phường làng quê cùng cộng đồng sáng tạo mới mẻ, phong phú gồm các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà đổi mới khoa học công nghệ và các không gian sáng tạo trên toàn thành phố, Hà Nội đã và đang trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy sự sáng tạo.
Đại lộ Thăng Long
Hà Nội còn là một thành phố có cơ cấu dân số vàng (51,7% dân số trẻ) và có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đây chính là thế mạnh của thành phố trong kết nối quốc tế dựa trên sự sáng tạo gắn với công nghệ số. Phương thức quản trị hệ thống, các sáng kiến trong xây dựng chính quyền điện tử nhằm bảo tồn tự nhiên, phát huy di sản văn hóa dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ đang truyền năng lượng sáng tạo mạnh mẽ đến các công dân thành phố.
Hà Nội luôn linh hoạt, cởi mở và sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới. Đây là nguồn lực quan trọng của Hà Nội trong kết nối quốc tế. Trong những năm qua, thành phố đã tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt với các thành viên của UCCN bao gồm Berlin, Seoul, Kobe, Singapore…Hà Nội tin rằng, nếu biết phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong môi trường kết nối quốc tế, thành phố sẽ thêm một lần nữa hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng sáng tạo mang tên Thăng Long từ ngàn năm trước.
Hà Nội về đêm
Hà Nội đang đứng trước một bước chuyển mình then chốt. Việc được UNESCO vinh danh Thành phố vì Hòa bình vào năm 1999 với các cam kết trên các tiêu chí:Sự bình đẳng trong cộng đồng; Xây dựng đô thị; Giữ gìn môi trường sống; Thúc đẩy phát triển văn hoá – giáo dục; Chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ đã tạo nền tảng vững chắc để Hà Nội tiếp tục thực hiện những thay đổi lớn lao. Nhân kỷ niệm 20 năm Hà Nội – Thành phố vì hòa bình, Hà Nội đang đánh giá lại tầm nhìn của mình – với mục tiêu đặt thiết kế sáng tạo vào trung tâm của sự phát triển bền vững chính là giải pháp thể hiện quyết tâm của thành phố trong việc phấn đấu trở thành một trung tâm sáng tạo hàng đầu của Đông Nam Á.
Trở thành thành viên Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO sẽ là động lực để Hà Nội tạo nên những thay đổi chiến lược trong 20 năm tới. Những thay đổi này sẽ cung cấp một nền tảng vững chắc để Hà Nội những giải pháp thiết kế sáng tạo hướng thành phố tới sự phát triển bền vững và góp phần làm phong phú thêm cuộc sống của người dân, cũng như giải quyết các áp lực cơ sở hạ tầng và dân số. Đây còn là động lực để thành phố nâng cao nhận thức toàn diện trong xã hội về vai trò của thiết kế, khuyến khích sự cống hiến cho thiết kế và đổi mới trong cộng đồng thanh niên Việt Nam.
Hà Nội chụp từ trên cao
Việc trở thành một phần của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực thiết kế sẽ gia tăng mối liên kết, khả năng thực hiện các cam kết giữa các thành phố khác nhau trong các dự án công cộng và tư nhân; nâng cao năng lực thể chế, tạo môi trường thúc đẩy sự sáng tạo, biến thiết kế sáng tạo trở thành giải pháp phát triển văn hóa, bảo vệ di sản, kết nối hiện tại và tương lai.
Cùng với việc kết nối Việt Nam với thế giới theo hướng tiên tiến, việc trở thành thành viên của Mạng lưới Thành phố Sáng tạo của UNESCO còn có ý nghĩa thông qua việc thúc đẩy quan hệ đối tác quốc tế giữa các tổ chức giáo dục, sẽ giúp Hà Nội đạt được mục tiêu trở thành trung tâm hội tụ thiết kế và đổi mới ở Đông Nam Á.